Cộng đồng lái xe lớn nhất Việt Nam

Dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ

Thực tế, không phải ai cũng có thể nhận biết các dấu hiệu của người đột quỵ. Đồng thời không biết cách sơ cứu người bị đột quỵ như thế nào khi gặp tình huống đó. Từ vụ việc tài xế đột quỵ khi lái xe: Dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ như thế nào?

Từ vụ việc xảy ra vào sáng 4-9, trên mạng xã hội đăng tải clip với nội dung một tài xế xe khách đang điều khiển chiếc xe chở các hành khách thì bất ngờ gục xuống vô lăng, xe mất lái va vào vật cản khiến hành khách hoảng hốt. Tài xế bừng tỉnh và cố gắng cho xe dừng lại. Sau đó bác tài tiếp tục lên cơn co giật, người gồng cứng và gục xuống. Đáng tiếc rằng sau khi được hỗ trợ gọi cấp cứu, bác tài đã không qua khỏi.

Tài xế bị đột quỵ khi đang lái xe, cố đánh lái để dừng xe an toàn đã qua đời

Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy, tỷ lệ đột quỵ xảy ra ngay khi lái xe là 4%. Trong số đó, 16% trường hợp đã gây ra tai nạn giao thông sau đó.

PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM cho biết: Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy vậy, đột quỵ xảy ra với những tài xế chuyên nghiệp là điều cần quan tâm. Vì nó có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều người.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ:

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Nếu bệnh nhân hôn mê, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tiện nào sẵn. Chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.

Trong quá trình chờ xe, nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, nôn mửa, cần đặt bệnh nhân ở tư thế hồi sức theo hướng dẫn:

Đầu tiên, bạn quỳ xuống một bên của nạn nhân, sửa tay phía bạn vuông góc.

Bước hai, kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài.

Bước ba, kéo chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

Bước bốn, giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay về phía bạn. Hoàn thành tư thế hồi sức. Nếu bệnh nhân tỉnh, hỗ trợ bệnh nhân nằm thoải mái, theo dõi liên tục.

Cách sơ cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu người bị đột quỵ

Khoảng thời gian vàng này đã được mở rộng đáng kể theo tiến bộ của y học. Trước đây là 3 giờ, sau đó là 4,5 giờ. Hiện tại là 6 giờ, tính từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ.

Với mỗi người bệnh, nếu điều trị sớm được phút nào tốt phút ấy. Mỗi phút chậm trễ có thể làm chết thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh. Càng chậm trễ thì càng ít có lựa chọn điều trị, giảm khả năng hồi phục sau đột quỵ.

Lưu ý

Không nên cạo gió, chích máu đầu ngón tay. Không chờ đợi bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Trong mỗi phút của một cơn đột quỵ, não bị mất đi khoảng hai triệu tế bào. Mỗi giờ trôi qua, bộ não sẽ bị lão hóa một khoảng thời gian tương đương với ba năm rưỡi.

Bạn Hữu Đường Xa Tổng Hợp.

Xem thêm các bai viết khác của Bạn Hữu Đường Xa tại:

Chia sẻ